Nội dung bài viết
Mái ngói đang là loại ngói được sử dụng rất phổ biến trong những kiến trúc nhà ở hiện nay. Nhiều người có nhu cầu thi công mái ngói mà chưa thực sự biết và hiểu về nó. Hôm nay cần Mái Ngói Miền Tây sẽ gửi đến quý khách bài viết về Chi tiết cấu tạo mái ngói, để khách hàng hiểu rõ về nó hơn.
Cấu tạo mái ngói
Cấu tạo mái ngói kết cấu khung kèo gồm có những bộ phận như sau:
Tường thu hồi: Tường thu hồi là một trong những bộ phận cấu tạo quan trọng của mái. Tường thu hồi là kết cấu lợi dụng tường ngang chịu lực để làm kết cấu chịu lực.
Vỉ kèo: Vỉ kèo là bộ phận quan trọng nhất của mái nhà, nó giúp chống đỡ chịu lực cùng với xà gồ, kết nối mái nhà với những bộ phận khác, giúp tăng độ kiên cố, chắc chắn cho mái nhà và tăng thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Hệ thống giằng: hệ thống giằng bao gồm các thanh giằng được bố trí trong phạm vi từ cánh phía dưới dàn trở lên phía trên. Hệ thống giằng mái được bố trí nằm trong các mặt phẳng cánh phía trên dàn, phía dưới dàn và ở giữa các dàn. Hệ thống giằng mái đóng vai trò đảm bảo tính ổn định cho toàn bộ hệ thống kết cấu mái nhà. Đây là bộ phận giúp đảm bảo độ chịu lực, giúp mái nhà không bị biến dạng. Giúp tăng sự truyền tải trọng theo phương dọc nhà xưởng.
Hệ xà gồ: hệ xà gồ là các thanh dầm hoặc các thanh ngang được sử dụng để hỗ trợ kết cấu trong mái nhà. Và xà gồ được hỗ trợ bởi các bức tường của ngôi nhà.
Li tô: Li tô là các thanh gỗ hoặc thanh kim loại đóng vuông góc với cầu phong và song song với xà gồ. Li tô có công dụng là để cài ngói vào khi lợp mái. Kích thước của viên ngói chính là kích thước để tính khoảng cách giữa hai li tô.
Ngói lợp mái: ngói lợp mái là loại vật liệu dùng để lợp mái nhà giúp chống mưa, nắng và nội thất bên trong căn nhà. Hiện nay với công nghệ sản xuất hiện đại đã cho ra đời rất nhiều loại ngói khác nhau, tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu mà có thể chọn các loại ngói phù hợp.
Độ dốc xà gồ lợp mái
Xà gồ là phần có cấu trúc ngang của mái nhà. Có vai trò giúp chống đỡ sức nặng của vật liệu phủ, tầng mái. Được hộ trở bởi các bức tường xây dựng hoặc là dầm thép, vỉ kèo gốc,… Các thanh xà gồ là một bộ phận quan trọng trong việc thi công hệ giàn khung kèo thép mái ngói. Chúng giúp các bộ phận của giàn khung liên kết với nhau, đảm bảo an toàn và chất lượng cho khung kèo mái.
Bản vẽ kết cấu mái ngói
Bản vẽ kết cấu mái ngói là một thứ không thể thiếu trong việc thi công mái ngói. Nó giúp gia chủ hình dung ra được hệ giàn khung thép của mình và giúp đội ngũ thi công nắm rõ công trình và triển khai lắp đặt dễ dàng hơn.
Kết cấu mái ngói kèo thép
Kết cấu mái ngói kèo thép là dạng kết cấu truyền thống nhưng lại có cấu tạo mái lợp khá phức tạp. Kết cấu này đã được áp dụng rất nhiều trong thi công nhà thường được sử dụng để thi công những công trình mái ngói. Cấu tạo kết cấu mái ngói kèo thép gồm xà gồ, cầu phong li tô, vỉ kèo.
Phương pháp lợp ngói
Lắp đặt khung kèo
Bước 1: Lắp 2 thanh mè lên đỉnh mái, khoảng cách của 2 thanh mè từ 40mm đến 60mm.
Bước 2: Tiến hành lắp cây thanh mè ở cuối mái cao hơn cây mè ở đỉnh mái.
Bước 3: Chia khoảng cách các thanh mè bằng cách đo chiều dài từ cây thanh mè ở đỉnh mái đến cây cuối mái khoảng 300mm đến 340mm tùy vào ngói lợp.
Lợp ngói cho mái
Bước 1: Đưa các chồng ngói chính lên các vị trí kèo. Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết để lắp đặt ngói.
Bước 2: Lợp ngói, viên này chồng lên viên kia và lợp từ hàng dưới cùng của mái lên trên.
Bước 3: Sử dụng vít chuyên dụng để cố định viên ngói đầu tiên.
Bước 4: Lợp mái ngói theo phương ngang, và hướng từ hàng dưới lên cho đến khi hoàn thành.
Bước 5: Kiểm tra và vệ sinh lại các viên ngói lợp kỹ càng
Lưu ý khi thiết kế, thi công kết cấu mái ngói
Cần thi công lợp mái và khung kèo theo đúng quy cách, kỹ thuật để tránh các tình trạng thấm dột, tốc ngói. Đồng thời, trước thi thi cần tìm hiểu rõ nguyên vật liệu và lựa chọn đội ngũ công giàu kinh nghiệm, có kỹ thuật tốt .
Nếu bạn lợp mái ngói kiểu mái Thái thì cần chú ý nhiều thứ. Thứ 1, là sự đan xen, xen kẽ trên mái, để tránh được tình trạng thấm dột tại các vị trí giao thoa của ngói. Thứ 2 cần lưu ý đến quá trình lắp đặt máng xối nước phải đạt yêu cầu tránh tình trạng thấm dột về sau. Thứ 3 đó là ở các vị trí tiếp giáp của mái ngói với tường, các vị trí này thường xuyên xuất hiện hiện tượng thấm dột.
Một điều không thể quên khi thi công mái ngói đó chính là lựa chọn loại ngói phù hợp. Màu sắc ngói phải phù hợp với màu sắc của căn nhà. Tuỳ thuộc vào chi phí và sở thích mà lựa chọn chất liệu, thương hiệu ngói cho phù hợp.
Sau khi hoàn tất việc dán mái ta cần vệ sinh lại mái ngói, loại bỏ các phần thừa như vữa, nước sơn màu,… sau cùng là quét lên mái một lớp sơn bảo vệ để bảo vệ màu của ngói và giúp ngói sáng bóng hơn.
Nếu quý khách có nhu cầu thiết kế thi công mái ngói có thể tham khảo tại các bài viết sau:
Hy vọng bài viết này đã giúp khách hàng hiểu rõ hơn về cấu tạo mái ngói và những lưu ý khi thi công mái ngói. Nếu khách hàng còn có thắc mắc khác xin hãy liên hệ đến Mái Ngói Miền Tây để được giải đáp